Điện thoại: 0961 84 36 36
|

Tin tức

Logo của các ngân hàng thay đổi như thế nào sau 10 năm
10/01/2023

Logo của các ngân hàng thay đổi như thế nào sau 10 năm

Logo các ngân hàng tại Việt Nam trong sốhệ thống hơn 30 ngân hàng đã ghi nhận quá nửa trong số đó thay đổi nhận diện thương hiệu trong 10 năm qua. rong bối cảnh ngành tài chính – ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc làm sao để thu hút khách hàng là bài toán lớn. Trong đó, xây dựng nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp có chiều sâu, ý nghĩa là việc hết sức quan trọng. Bởi lẽ đó nên trong 10 năm qua, cả hệ thống có hơn 30 ngân hàng thì đã có tới hơn một nửa trong số đó thay đổi nhận diện thương hiệu. Bối cảnh thay đổi ở từng ngân hàng khác nhau, không chỉ là để “đẹp” hơn, hợp thị hiếu khách hàng hơn mà còn gắn liền với ý nghĩa chuyển đổi nhất định. Đó có thể xuất phát từ nhân sự cấp cao, hoặc như một lời tuyên bố làm mới mình, đặc biệt trong giai đoạn hệ thống ngân hàng ráo riết cho công cuộc tái cơ cấu. Thay đổi nhận diện thương hiệu không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa thay đổi vẻ bề ngoài, mà trên thực tế, nó kéo theo một cơ số những đổi mới có tính hệ thống tại các ngân hàng. Ngân hàng thay đổi nhận diện gần đây nhất là Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Tên gọi của ngân hàng này thay đổi từ Maritime Bank sang MSB. Logo được thiết kế lại đơn giản hơn, và theo ngân hàng là thể hiện sự hiện đại, năng động, thân thiện. Theo MSB, trong năm 2019, ngân hàng sẽ triển khai những thay đổi lớn về chiến lược, nhận diện thương hiệu và mô hình trải nghiệm khách hàng. Trước MSB, đã có nhiều ngân hàng khác cũng thay đổi logo, có thể kể đến: Vietcombank, VietinBank, OCB, SCB, Sacombank, Eximbank, ACB, NCB, Agribank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, TPBank, CBBank, GPBank,… Nhìn chung, xu hướng trong thiết kế logo mới của các ngân hàng là đơn giản hơn và ít màu sắc hơn so với trước, và có nhiều ngân hàng sau khi thay đổi cũng chẳng có nhiều sự khác biệt so với trước…Tuy nhiên ít thay đổi không có nghĩa là không tốn kém. Theo các chuyên gia làm marketing, việc thay đổi logo của các ngân hàng rất tốn kém do phải thay đổi trên toàn bộ hệ thống, không chỉ ở các sản phẩm, dịch vụ giới thiệu tới khách hàng mà còn là bảng biển ở các phòng giao dịch, điểm quảng cáo. Một nguồn tin của chúng tôi cho biết, có một ông lớn ngân hàng đã tiêu tốn hơn 900 tỷ đồng cho việc thay đổi nhận diện thương hiệu này.   Nguồn: The Monest

Logo nhiều thương hiệu lớn 'đổi như không đổi' và câu chuyện thú vị phía sau
10/01/2023

Logo nhiều thương hiệu lớn 'đổi như không đổi' và câu chuyện thú vị phía sau

Bên cạnh những thương hiệu có sự đột phá khi thay đổi logo, không ít doanh nghiệp lại chọn thay đổi một chi tiết khá nhỏ. Đến mức, khách hàng phải tinh ý lắm mới phát hiện ra. Cú “bo góc" 7 tỷ đồng Câu chuyện cú “bo góc" có giá 7 tỷ đồng của Xiaomi một thời gian dài đã gây ra những bàn tán không ngớt trên mạng xã hội. Cụ thể, logo mới của thương hiệu này bị nhận xét là “trông chẳng khác gì cái cũ”, “thiết kế dễ thế này mà tốn tận 7 tỷ ư”... Tuy nhiên, giới chuyên môn, cộng đồng người làm ngành thiết kế và sáng tạo thì cho rằng đó là một logo đáng giá. Bởi vì đây không chỉ đơn giản là thay đổi vẻ ngoài một logo, mà còn là cả một quá trình nghiên cứu để nâng cấp tinh thần nội tại của chính Xiaomi. Đảm nhiệm bởi nhà thiết kế người Nhật nổi tiếng Kenya Hara, logo và nhận diện mới của Xiaomi trải qua quá trình nghiên cứu và thiết kế hết sức tỉ mỉ. Để việc tái định vị thương hiệu Xiaomi dung hòa với tư duy triết học phương Đông, Kenya Hara và Xiaomi đã cùng nhau đề xuất một ý tưởng thiết kế mới – “Alive”, bắt đầu từ “mối quan hệ giữa công nghệ và cuộc sống”. Nhà thiết kế đình đám người Nhật cho biết: “Chúng tôi cũng đã phát triển một logo động để nhấn mạnh hơn nữa sự thay đổi liên tục trong cuộc sống đồng thời vẫn duy trì trạng thái cân bằng và tính cách. Logo phải thích ứng được với môi trường luôn thay đổi, ngay cả khi in, logo cũng không cố định ở các góc mà linh hoạt và được định vị ở nơi thích hợp nhất. Logo này rất linh động và ngay cả khi nó dừng lại, nó cũng không bao giờ hoàn toàn tĩnh mà tồn tại ở trạng thái lửng lơ”. Năm 2015, Facebook cũng từng trải qua một lần thay đổi logo mà nhiều người không muốn thừa nhận đây là sự thay đổi. Khi được hỏi ý kiến theo góc nhìn của một người trong ngành, Jowey Roden, đồng sáng lập Koto Studio, chia sẻ: “Những thay đổi này, mặc dù nhỏ, nhưng nhằm mục đích không ngừng cải tiến sản phẩm trong một thế giới đang chuyển động không ngừng. Facebook không thay đổi bản chất của nó và những cải tiến về logo phản ánh điều đó. Họ vẫn trẻ trung, hiện đại nhưng “nghiêm túc, trưởng thành” hơn”. Hơn thế nữa, những thay đổi nhỏ không đi một mình. Facebook đã chứng minh điều đó thông qua loạt 8 tính năng mới giới thiệu trong cùng năm. VPBank và sự thay đổi tinh tế, gửi đến khách hàng niềm tin vào sự thịnh vượng Tại Việt Nam mới đây, VPBank cũng khiến khách hàng bất ngờ khi có những sự thay đổi tinh tế trong logo thương hiệu. Thành lập từ năm 1993, lần đầu tiên VPBank tái định vị thương hiệu là vào năm 2010, với việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng. Đây cũng là lần đầu tiên ngân hàng ra mắt “bông hoa thịnh vượng” đặc trưng với màu đỏ nổi bật. Thương hiệu mới của ngân hàng có những thay đổi không khác gì phong cách của Xiaomi hay Facebook, tức là phải nhìn kỹ lắm mới phát hiện ra những tiểu tiết đã được nâng cấp. Phải chăng những “ông lớn" luôn có lối đi riêng? “Bông hoa thịnh vượng” và cụm logo cũ của ngân hàng được tinh chỉnh theo tỷ lệ vàng cùng phông chữ mới hiện đại hơn. Các góc nhọn được “bào” tròn kết hợp hài hòa với những đường nét vuông vức. Màu xanh đậm cũ được thay mới bằng một màu xanh lá tươi tắn, đồng thời xuất hiện thêm sắc độ chuyển màu từ xanh lá sang xanh dương. Theo đại diện VPBank, thì “Sự thay đổi tinh tế của nhận diện thương hiệu biểu trưng cho những bước phát triển mang tính tiếp nối, kế thừa và nâng tầm những gì chúng tôi đã kiến tạo. Việc thay đổi nhận diện cũng cho thấy sự năng động, không ngừng chuyển mình của thương hiệu VPBank” – đại diện VPBank cho biết. Có thể thấy, với tiềm lực mới, vị thế mới và thương hiệu mới, VPBank đã tự tin đặt ra cho mình sứ mệnh cao cả hơn, thiêng liêng hơn - phụng sự quốc gia. Ngân hàng thậm chí đã đưa ra những chiến lược hành động cụ thể để có thể thực hiện lời cam kết này với 4 cấu phần: Thịnh vượng về Tài chính, Thể chất, Tinh thần và Cộng đồng. Động thái đầu tiên chính là Light Up Viet Nam - đại nhạc hội hoành tráng quy tụ những ngôi sao hàng đầu Vpop sẽ được VPBank tổ chức vào ngày 23/4 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh ý nghĩa cổ vũ cho tinh thần và ý chí của một Việt Nam kiên cường sau đại dịch, Light Up Viet Nam cũng được kỳ vọng sẽ lan tỏa giá trị “thịnh vượng tinh thần” mà VPBank theo đuổi đến với cộng đồng. Nguồn: Báo Tiền Phong

Bộ Nhận diện thương hiệu VietinBank 2017: Thông điệp từ trái tim đến trái tim
08/12/2022

Bộ Nhận diện thương hiệu VietinBank 2017: Thông điệp từ trái tim đến trái tim

Ngày 3/5/2017, NHTMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) ra mắt Bộ Nhận diện thương hiệu (NDTH) VietinBank 2017 và khánh thành Phòng Giao dịch mẫu.  Đây là bước đột phá gắn Chiến lược Thương hiệu với Chiến lược Kinh doanh trong tiến trình vươn tầm khu vực và hội nhập quốc tế, hướng đến mục tiêu trở thành Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng, hiện đại, có tầm cỡ và quy mô ngang tầm khu vực. Các nhà tư vấn nhìn nhận, đây sẽ là một thương hiệu “để đời” khi thông điệp của VietinBank được truyền tải từ trái tim đến trái tim, làm lay động lòng người. Gia cố “bệ phóng” vững chắc Nhìn lại hành trình gần 30 năm xây dựng thương hiệu và tạo dựng niềm tin trong trái tim khách hàng, đến nay VietinBank đã ghi dấu ấn là ngân hàng hàng đầu Việt Nam với những bước phát triển vượt bậc về quy mô, thương hiệu và chất lượng hoạt động. Thành công và đóng góp của VietinBank đã được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận, tôn vinh. Tuy nhiên, với mục tiêu hướng tới ngân hàng vươn tầm hội nhập vào khu vực, VietinBank đã thực hiện Chiến lược Kinh doanh trung hạn, mà 2017 là năm kết thúc. Đây được xem là bước chuyển giao có ý nghĩa đặc biệt để VietinBank đột phá với những chuyển mình trong kế hoạch kinh doanh. Khát khao gia tăng giá trị cho khách hàng Đại diện dự án cho biết, với quan điểm xây dựng thương hiệu “như một thực thể sống”, bộ NDTH VietinBank 2017 truyền tải 3 nét tính cách: Gần gũi, Hiểu biết, Tận tâm. Theo đó, trong bộ NDTH 2017, VietinBank quyết định đẩy mạnh tông màu xanh chủ đạo bằng cách điều chỉnh toàn bộ màu chữ VIETINBANK thành màu xanh đậm và sử dụng phần nền màu xanh nhạt là màu nhận diện thương hiệu chính, tạo màu sắc đặc trưng riêng, tăng tính khác biệt. Sự kết hợp giữa màu xanh chủ đạo và màu đỏ trong biểu tượng đồng tiền cổ biểu đạt sự hội tụ hài hòa giữa Trời - Đất và Con người, giúp thỏa mãn các yếu tố về thị giác, thính giác và xúc giác. VietinBank có một số điều chỉnh nhỏ tại các chữ cái như chữ V, i, k, hay biểu tượng đồng tiền cổ để phù hợp với xu hướng thiết kế phẳng, dễ dàng trong thi công, sản xuất, in ấn. Dựa trên kết quả tư vấn của Interbrand, VietinBank đã có những điều chỉnh nhằm tối ưu hóa mô hình quản trị thương hiệu, giúp đảm bảo tính nhất quán về hình ảnh thương hiệu, đảm bảo ý thức chính trị, xã hội, cũng như góp phần đẩy mạnh những điểm sáng. VietinBank cũng xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết Chiến lược thương hiệu và Chiến lược truyền thông thương hiệu trong từng năm, giúp gia tăng giá trị thương hiệu, đồng thời có kế hoạch đo lường, đánh giá sức khoẻ thương hiệu định kỳ. Nguồn: Thời báo ngân hàng

ABBANK triển khai nhận diện thương hiệu mới
08/12/2022

ABBANK triển khai nhận diện thương hiệu mới

(ĐTCK) Từ tháng 10/2019, ABBANK đã ban hành và bắt đầu áp dụng bộ nhận diện thương hiệu mới lần lượt trên hệ thống biển hiệu và mặt tiền các điểm giao dịch. Đến ngày 12/11/2019, 12 điểm giao dịch của ABBANK đã được khoác “áo mới” hiện đại, trẻ trung hơn. Dự kiến đến hết năm 2019, ABBANK sẽ thực hiện chuyển đổi cho 63 điểm giao dịch, và hoàn thành chuyển đổi nhận diện thương hiệu cho toàn bộ 165 điểm giao dịch vào năm 2021. Tính đến hết 31/10/2019, lợi nhuận trước thuế của ABBANK đạt 925 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 92.072 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt 53.611 tỷ đồng, tăng 1.146 tỷ đồng so với đầu năm 2019; đặc biệt huy động từ khách hàng đạt 72.991 tỷ đồng, tăng 8.501 tỷ đồng so với đầu năm 2019, giúp Ngân hàng sẵn sàng về nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động tín dụng trong những tháng cuối năm 2019 và năm 2020. Số lượng khách hàng mới phát sinh giao dịch tại ABBANK tính đến hết 31/10/2019 là hơn 87.500 khách hàng. Cùng với đó, ABBANK vẫn tiếp tục kiên trì trong công tác quản trị chất lượng tín dụng, đảm bảo sự tăng trưởng của Ngân hàng luôn gắn với sự bền vững, hiệu quả. Theo đó, tính đến hết 31/10/2019, Nợ xấu tiếp tục được ABBANK kiểm soát tốt theo quy định của NHNN, ở mức 1,99%. Nguồn: Đầu tư chứng khoán

BIDV thay đổi logo mới nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập
08/12/2022

BIDV thay đổi logo mới nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Hội đồng Quản trị BIDV đã có Nghị quyết số 99/NQ-BIDV ngày 28/01/2022, phê duyệt áp dụng biểu tượng thương hiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là ngân hàng thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam, tên gọi BIDV cùng với logo nhận diện tông màu chủ đạo xanh và đỏ là biểu tượng đã rất quen thuộc với công chúng và khách hàng. Biểu tượng logo “con thuyền đỏ, cánh buồn xanh” ra đời từ năm 1992 đến nay đã gắn với BIDV suốt 3 thập kỷ. Năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Hội đồng Quản trị BIDV đã có Nghị quyết số 99/NQ-BIDV ngày 28/01/2022, phê duyệt áp dụng biểu tượng thương hiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Biểu tượng logo mới của BIDV với màu chủ đạo là Xanh ngọc lục bảo và Màu vàng Phần chữ: Tiếp tục sử dụng cụm chữ “BIDV”, thể hiện tính kế thừa truyền thống, là biểu trưng cho những giá trị cốt lõi của ngân hàng. Kiểu chữ giữ lại sự chắc chắn, vững chãi nhưng được tinh chỉnh mềm mại và uyển chuyển. Chữ V được cách điệu từ góc cánh sao, liên kết phần chữ và phần biểu tượng thành một thể thống nhất, hài hòa. Tổng thể phần chữ tạo cảm nhận về một BIDV thân thiện, hiện đại và luôn vận động vươn lên vì một ngày mai tươi sáng. Phần biểu tượng: Biểu tượng mới của thương hiệu BIDV là hình ảnh ngôi sao và hoa mai 5 cánh – là hình ảnh tượng trưng của hồn cốt dân tộc, khí phách quật cường, bản lĩnh, tiên phong. Các thành tố được kết hợp sáng tạo với hình ảnh ngôi sao đặt nghiêng 23,5 độ theo độ nghiêng của trái đất với những đường nét viền mở và chuyển động. Đây cũng là cách thể hiện sự dịch chuyển của BIDV, tinh thần đổi mới phát triển trong thời đại số của Ngân hàng hướng tới sự thân thiện, hiện đại, lấy khách hàng – nguồn nhân lực – chuyển đổi số là trụ cột phát triển, luôn vận động vươn lên. Ngôi sao và Hoa mai trong biểu trưng BIDV còn là các biểu tượng 5 cánh với nhiều ý nghĩa tốt đẹp: Theo triết lý phương Đông, ngũ hành thể hiện sự sinh sôi, sức sống mãnh liệt, sự hòa hợp vững bền. 5 cánh – tượng trưng cho 5 châu lục, thể hiện khát vọng hội nhập của BIDV. Đồng thời, khẳng định 5 giá trị cốt lõi: Trí tuệ, Niềm tin, Liêm chính, Chuyên nghiệp và Khát vọng.  Màu sắc nhận diện thương hiệu: Màu sắc nhận diện thương hiệu chủ đạo mới của BIDV là màu Xanh ngọc lục bảo – một trong tứ đại ngọc quý, được kết tinh hàng triệu năm biểu tượng cho những giá trị BIDV – Ngân hàng thương mại có lịch sử truyền thống lâu đời nhất Việt Nam. Màu sắc bổ trợ là màu vàng của hoa mai, màu của sao trên cờ Tổ quốc Việt Nam, màu của ánh bình minh ngày mới, góp phần tạo nên diện mạo năng động, nhiệt huyết và hiện đại của thương hiệu. Màu vàng – cũng là màu sắc đại diện cho nghề tài chính ngân hàng. Nền tảng vững chắc để mỗi mai cùng khách hàng tỏa sáng tương lai, hướng đến những lợi ích và điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hướng tới đối tác, khách hàng cộng đồng để tạo nên những giá trị tốt đẹp nhất là triết lý kinh doanh BIDV hướng tới. Nguồn: VOV.VN

Liên hệ thi công Đặt lịch thiết kế